Cảm nhận tác phẩm “Một Đời Thương Thuyết” của Giáo sư- Kĩ sư Phan Văn Trường

Đôi điều cảm nhận tác phẩm “Một Đời Thương Thuyết” của Giáo sư- Kĩ sư Phan Văn Trường, là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của chính phủ Pháp về thương mại quốc tế.
Cảm nhận tác phẩm “Một Đời Thương Thuyết” của Giáo sư- Kĩ sư Phan Văn Trường
Cảm nhận tác phẩm “Một Đời Thương Thuyết” của Giáo sư- Kĩ sư Phan Văn Trường
Những lời từ trái tim của một người thích đọc sách, mê sách và sưu tầm sách! Tôi rất làm hân hạnh, may mắn để được đọc tác phẩm “Một đời thương thuyết” của thầy, đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi một lần đọc tôi cảm nhận nhiều nét độc đáo, thú vị của tác phẩm khác nhau,và điều đó làm tôi thấy lâng lâng khó tả... có phải tác phẩm của thầy đồng cảm trong tôi hay không? Một bài ca dao “Thằng Bờm có cái quạt mo” dí dỏm, vui nhộn nhưng chứa đựng biết bao nhiêu lời giáo huấn của ông cha ta từ bài ca dao. Thầy đã lồng ghép câu chuyện thằng Bờm, Phú ông để viết nên những bài học thất bại-thành công trên nghiệp thương thuyết hơn 40 năm bôn ba khắp Năm Châu!...
Đọc đến 2 chương cuối nói về chức nghiệp lương bổng, Đạo lý và phúc lành. Với tôi hơn 12 năm trong vai trò quản lý sản xuất…đọc những dòng chữ này như một map mà mình đã trải nghiệm…
Tác phẩm " Một Đời Thương Thuyết" thôi thúc tôi cần gặp con người thật của thầy để được chia sẻ và cảm nhận nhiều hơn... rồi cuối cùng tôi cũng gặp được thầy,một người rất tuyệt vời, cởi mở và bình dị…chia sẻ nhiều câu chuyện tình yêu quê hương, con người, làng quê Việt rất thú vị, lôi cuốn!
Những dòng ngắn ngủi chia sẻ cho các anh chị và các bạn trên facebook chưa có thể nói hết về thầy nhưng đây cũng là một cảm nhận cá nhân về con người, tác phẩm mà mình đã cảm nhận-trải nghiệm,
Một đời thương thuyết là một tác phẩm tuyệt vời cho nhà quản lý và những ai đam mê về thương thuyết và cũng không thể bỏ qua cho những ai đang bước vào đường đời.

Trân trọng, tác giả quyển sách cà phê Việt thế kỷ 21, Văn hóa và kỹ thuật Trương Phú Thiện
Chia sẻ bài viết này
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments